Bjarke Ingels và giấc mơ sân bay giữa rừng Bhutan
- TrongThuy KTS
- 23 hours ago
- 2 min read
Trong khi nhiều quốc gia chạy đua xây sân bay hoành tráng để “trưng bày” công nghệ, thì Bhutan – một đất nước nổi tiếng với chỉ số hạnh phúc – lại làm ngược lại.Họ không xây một sân bay chỉ để đưa người đi. Họ đang tạo ra một không gian để bạn cảm thấy mình đang đến một nơi thực sự có ý nghĩa.


Sân bay Gelephu International Airport, do Bjarke Ingels Group (BIG) thiết kế, sẽ là cửa ngõ cho một dự án lớn hơn: Mindfulness City – một thành phố được quy hoạch để sống tỉnh thức, chậm lại, và kết nối sâu sắc hơn với thiên nhiên.
Và đúng như cái tên, sân bay này được thiết kế như một phần mở rộng của rừng và văn hóa Bhutan, chứ không phải một khối bê tông xa lạ.

Sân bay sử dụng gỗ glulam địa phương, được chạm khắc theo phong cách truyền thống Bhutan, thể hiện tinh thần bản địa trong từng chi tiết.
Điều đặc biệt?Thay vì “gói thiên nhiên bên ngoài kính”, Gelephu cho rừng đi xuyên qua sân bay – từ khu kiểm tra an ninh, phòng chờ, cho đến khu khởi hành.Cây thật, gió thật, ánh sáng tự nhiên.
Không phải xanh kiểu trang trí – mà là xanh để sống cùng.

Với Gen Z – những người lớn lên trong đô thị ồn ào, căng thẳng và liên tục phải di chuyển – sân bay kiểu này là một điểm dừng nhẹ nhàng mà cần thiết.
Nơi bạn có thể bước vào, ngồi xuống giữa thiên nhiên, và thở một chút.Trước khi phải lướt qua 100 cái thông báo boarding.

Gelephu Airport không cố “gây sốc thị giác”. Nó đặt câu hỏi:
Sân bay có thể là nơi chữa lành không?Kiến trúc có thể giúp con người sống chậm lại?
Dự án dự kiến đón 5,5 triệu lượt khách mỗi năm vào 2065. Nhưng quan trọng hơn – đây là lời khẳng định rằng phát triển không cần phải hy sinh thiên nhiên và sự bình yên.

Bhutan không chạy đua với thế giới. Họ đang đi một hướng khác – hướng vào bên trong.Và nếu bạn từng thấy kiệt sức vì những chuyến đi vội vã, có lẽ bạn sẽ hiểu tại sao một sân bay như Gelephu lại đáng giá.


Comments